Bệnh sán dây chó, kén nước chó điều trị sao cho hiệu quả?

  • 12/08/2019
  • Thời gian đăng: 15:57:30
  • 0 bình luận

Bệnh sán dây chó chủ yếu do Echinoccocus granulosus (có 4 đốt, dài từ 2 - 6 mm) và Taenia hydatigena (nhiều đốt, sán dài từ 70 - 500cm) gây ra. Bệnh xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,... 

Tổng quan về bệnh sán dây chó

  • Ký chủ trung gian mắc bệnh sán dây chó là loài nhai lại, lợn ngựa, chó, mèo, người.
  • Trong xoang bụng ký chủ trung gian, ấu trùng Cysticercus tenuicollis có dạng bong bóng, kết thành từng chùm, trên bề mặt gan, màng treo ruột,…. Khi ký chủ cuối cùng nuốt phải sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
  • Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, cáo và các thú ăn thịt khác, thường xuyên thải các đốt già chứa nhiều trứng (Taenia hydatigena), thải trứng (Echinoccocus granulosus) theo phân ra ngoài môi trường.
  • Dưới tác động của các yếu tố môi trường, các đốt sán bị phân hủy, rất nhiều trứng chứa phôi 6 móc được phát tán.
  • Các ký chủ trung gian ăn phải trứng, tới đường tiêu hóa phôi 6 móc được giải phóng.
  • Sau khi xuyên qua thành ruột, phôi 6 móc theo máu về gan và các khí quan ở xoang bụng, sau 2 tháng phát triển thành dạng bong bóng chứa đầy nước (kén nước).
  • Sán trưởng thành ở động vật ăn thịt có tuổi thọ kéo dài hàng chục năm. Đốt sát già chứa nhiều trứng lại thường xuyên thải theo phân ra ngoài, gây phát tán mầm bệnh.
  • Gia súc ở những nơi nuôi nhiều chó, mèo thường mắc bệnh ấu trùng sán dây.
  • Trứng sán dây có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh, sống lâu ở nơi ẩm ướt.
  • Khi giết mổ động vật, công tác kiểm soát giết mổ kém, để chó mèo ăn phải ấu trùng của sán, bị mắc bệnh.

Hình ảnh sán dây chó Taenia hydatigena trưởng thành

Hình ảnh sán dây chó Taenia hydatigena trưởng thành

Sán dây Echinococcus granulosus

Sán  Echinococcus granulosus

Vòng đời sán dây chó

Vòng đời sán dây chó

Bệnh tích và biểu hiện của bệnh sán dây chó

  • Tại ruột non, sán trưởng cướp đoạt chất dinh dưỡng làm cho ký chủ gầy yếu, suy dinh dưỡng.
  • Với những móc và giác bám khỏe, sán gây ra những tổn thương ở niêm mạc ruột, mở đường cho sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể vật chủ.
  • Khi có quá nhiều sán ký sinh, thường gây nghẽn hay thủng ruột. Sự tiết độc tố của sán làm bệnh súc trúng độc (mạn tính), rối loạn thần kinh, chậm lớn, ….
  • Bệnh sán dây ở chó, mèo ít gây ra những triệu chứng trầm trọng. Tùy vào giống chó, độ tuổi, cường độ nhiễm mà mức độ là khác nhau.
  • Khi nhiễm nhẹ, con vật không biểu hiện triệu chứng một cách rõ rệt. Khi bệnh tiến triển, móc bám của sán gây tổn thương, chảy máu, viêm ruột và nhiễm trùng thứ phát.
  • Con bệnh ăn ít, thỉnh thoảng bị nôn, tiêu chảy và táo báo xen kẽ, ngứa vùng hậu môn, có thể tìm thấy đốt sán trong phân.
  • Con bệnh gầy còm, ốm yếu, xơ xác, hôi hám. Những cá thể mắc bệnh nặng có hội chứng thần kinh: run rẩy, ngơ ngác, cáu bẳn.
  • Chó con bị bệnh nặng, mất nước nhiều có thể chết.

Hình sảnh sán dây trong ruột chó

Hình sảnh sán dây trong ruột chó

Kén sán dây chó ở tim

Kén sán dây chó ở tim

kén nước chó

kén nước chó

Kén sán chó

Kén nước chó

Kén nước chó

Phương pháp chẩn đoán

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các biểu hiện của bệnh sán dây chó kết hợp với việc kiểm tra phân.
  • Dùng phương pháp gạn, rửa, sa, lắng để tìm đốt sán.
  • Dùng phương pháp Fulleborn hoặc phương pháp Darling để tìm trứng sán.

=>>> Tham khảo thêm : Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm chó

Cách phòng bệnh sán dây ở chó

  • Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo.
  • Không cho chó, mèo ăn thịt, phủ tạng sống, phủ tạng có ấu sán.
  • Cách ly không cho chó mèo vào khu vực chăn nuôi gia súc.
  • Không cho chó mèo ăn thực phẩm sống, đặc biệt là cá chết.
  • Quản lý tốt phân, không cho phân trực tiếp xuống ao nuôi động vật thủy sản.

Định kỳ tẩy giun sán dây chó

Định kỳ tẩy giun sán cho chó (hình ảnh minh họa)

Điều trị bệnh sán dây chó

Sử dùng một trong các loại thuốc giới thiệu dưới đây để tẩy sán.

  • Niclosamide: 80 - 100mg/kg thể trọng, cho uống ½ liều vào buổi sáng khi con vật chưa ăn, sau 1 giờ cho uống ½ số thuốc con lại. Chỉ cho con vật ăn sau khi đã uống hết liều thuốc được 3 giờ. Khoảng 6 - 10 giờ sau khi dùng thuốc tẩy, phát hiện sán chết và theo phân ra ngoài. Sau khi tẩy lần thứ nhất 20 ngày, nếu vẫn phát hiện đốt sán thì tẩy lần 2.
  • Han – lopatol: thuốc dạng viên nén, do Hanvet sản xuất, dùng liều 1 viên/5kg thể trọng cho uống 1 lần.
  • Fenbendazole: liều dùng 3mg/kg thể trọng, cho uống 3 lần trong 3 ngày.
  • Divermin: liều dùng 250mg/kg thể trọng cho uống hoặc tiêm bắp.

Ở những cá thể mắc bệnh nặng, cần phải điều trị các triệu chứng: tiêu chảy, mất nước, kế phát nhiễm trùng đường ruột. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi bệnh sán dây chó sẽ giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức trong công tác phòng trị bệnh cho "thú cưng" nhà mình. Tham khảo thêm nhiều bệnh thường gặp ở chó mèo tại website happyvet.vn

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh sán dây chó có lây không

- Cách trị bệnh sán chó tại nhà

- Hình ảnh bệnh sán chó

- Cách chữa bệnh sán dây ở chó

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm