Bệnh giun tim ở chó cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao

  • 06/09/2019
  • Thời gian đăng: 22:18:18
  • 0 bình luận

Bệnh giun tim ở chó cực kỳ nguy hiểm do giun Dirofilaria unmitis ký sinh bên trong tim và các mạch máu lớn. Đây là một trong những bệnh giun tròn hay gặp ở chó và có thể lây sang người. Tỷ lệ chó tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh giun tim ở chó

Giun Dirofilaria unmitis là tác nhân gây bệnh giun tim ở chó, chúng có hình thái dài và nhỏ. Kích thước con đực dài 12 - 18 cm, con cái dài 25 - 30cm.

  • Giun cái trưởng thành đẻ ra các ấu trùng chuyển động (microfilaria) đi vào máu.
  • Muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh giun tim cho chó.

Muỗi truyền bệnh giun tim từ chó bệnh sang chó khỏe

Muỗi truyền bệnh giun tim từ chó bệnh sang chó khỏe

  • Khi một số loài muỗi là ký chủ trung gian (Anopheles, Culex, Acdes, Mansonia) hút máu sẽ hút luôn cả ấu trùng vào cơ thể muỗi.
  • Trong cơ thể muỗi, sau 2 - 3 tuần những ấu trùng này phát triển thành dạng ấu trùng lây nhiễm.
  • Khi những con muỗi có mang trong mình những ấu trùng lây nhiễm bệnh chích – hút máu của những động vật khác; ấu trùng lây nhiễm đi qua phần miệng của muỗi vào da của con vật đó.
  • Ấu trùng lây nhiễm sống ở da 90 - 120 ngày, sau đó nó vào máu, đi vào tim và phát triển thành dạng trưởng thành.
  • Thời gian hoàn thành vòng đời, tính từ khi micofilaria được muỗi hút vào cơ thể rồi lại xâm nhập vào động vật khác, phát triển thành dạng trường thành, đẻ ra microfilaria thế hệ mới, khoảng 8-9 tháng.
  • Giun trưởng thành sống rất lâu trong cơ thể chó (5 - 9 năm).
  • Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhưng thường gặp ở những vùng nhiệt đớt, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm có nhiều muỗi hoạt động.
  • Người có thể mắc bệnh, khi bị muỗi mang ấy trùng đốt, hút máu.

Cơ chế truyền bệnh giun tim ở chó

Cơ chế truyền bệnh giun tim ở chó

Triệu chứng và bệnh tích

  • Triệu chứng bệnh giun tim ở chó không nhận biết được cho đến khi giun phát triển đến giai đoạn trường thành.
  • Chó có thể nhiễm bệnh 9 - 10 tháng vẫn chưa có triệu chứng.
  • Khi phôi chuyển động (micofilaria) và giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây viêm thành mạch quản, nếu quá nhiều dẫn đến nghẽn mạch máu. Lượng máu về tim không đủ, gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra đồng thời với hiện thượng phù phổi, gan, thận.
  • Con vật ho kéo dài, dạng mạn tính. Thở khó, chảy nhớt dãi ở miệng.
  • Nếu nhiễm nhiều, chó bị suy sụp, rất nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.
  • Chó có triệu chứng phù nề ở phần dưới bụng, ngực, vùng bàn ngón.
  • Nước tiểu đục, lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.
  • Độc tố của giun có thể gây nhiễm độc thần kinh, biểu hiện liệt nhẹ 2 chân sau, động kinh.

Chó bị suy sụp, lười vận động khi bị bệnh giun tim ở chó

Chó bị suy sụp, lười vận động khi bị bệnh giun tim ở chó

dấu hiệu bệnh giun tim ở chó

Phát hiện thấy giun trong tim chó

Bệnh tích khi mổ tấy giun ở tim

Bệnh tích khi mổ tấy giun ở tim

THAM KHẢO THÊM ==> Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo Toxascaris

Chẩn đoán giun Dirofilaria unmitis

Chẩn đoán chính xác giun tim Dirofilaria unmitis ở chó, người nuôi có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

  • Lấy máu xem tươi, kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Chẩn đoán nhanh bằng dụng cụ HW WITNESSTM của hãng Merial.
  • Chụp X - quang.
  • Chẩn đoán bằng phản ứng ELISA.

Chụp X - quang chẩn đoán bệnh giun tim ở chó

Chụp X - quang chẩn đoán bệnh giun tim ở chó

Biện pháp phòng bệnh

  • Sử dụng các loại thuốc dưới đây để phòng bệnh giun tim ở chó
  • Revalution: dạng thuốc mỡ, bôi ngoài da vùng gáy (giữa 2 xương bả vai) của chó, mỗi tháng 1 lần.
  • Advanmix: dạng thuốc mỡ, bôi ngoài da mỗi tháng dùng 1 lần.
  • Phun thuốc diệt trừ muỗi, dọn dẹp khu vực xung quanh chuồng trại không cho muỗi có điều kiện sống và sinh sản.

phòng bệnh giun tim ở chó

Bôi thuốc chống muỗi cho chó

Cách trị bệnh giun tim ở chó

1. Trị ấu trùng

  • Heartgart TM plus, dạng viên, mỗi lần dùng 1 viên, mỗi tháng dùng 1 lần. Thuốc chỉ có tác dụng với ấu trùng, không có tác dụng với giun trưởng thành. Một số giun non có thể bị tiêu diệt nhưng không có tác dụng diệt sach.
  • Thuốc có tác dụng phụ: động vật thẫn thờ, nôn mửa, biếng ăn, tiêu chảy, hoa mắt, choáng váng, chảy nước dãi, co giật.
  • Diethylcarbamazin: liều dùng 3mg/1kg thể trọng, chai 2 - 3 lần trong 1 ngày, uống sau bữa ăn. Liệu trình 4 - 5 ngày. Sau 1 tháng kiểm tra nếu còn ấu trùng giun cho uống tiếp liều nữa.

Cho chó uống thuốc trị ấu trùng giun tim Dirofilaria unmitis

Cho chó uống thuốc trị ấu trùng giun tim Dirofilaria unmitis (hình ảnh minh họa)

2. Trị giun trưởng thành

  • Caparsolate: liều dùng 0.2ml/1kg thể trọng, chia 2 lần dùng trong 1 ngày, tiêm chậm tĩnh mạch, liệu trình 2 ngày. Thuốc độc với gan và thận, vì vậy chỉ định thận trọng đối với những chó có các quá trình bệnh lý ở các cơ quan này.
  • Immiticide (melarsomine): liều dùng 0.1ml/1kg thể trụng, tiêm bắp thịt vùng thắt lựng.
  • Arsenamide: mỗi năm sử dụng 2 lần.
  • Dựa vào hình ảnh X - quang, siêu âm tiến hành phẫu thuật lấy giun trưởng thành.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Người nuôi cần phải cho chó "ăn chín, uống sôi", thường xuyên vệ sạch chuồng trại để ấu trùng không có nơi ẩn náu.

Hy vọng với những thông tin mà HappyVet chia sẻ có thể giúp ích cho người nuôi trong công tác phòng ngừa bệnh giun tim ở chó.

Tìm kiếm liên quan:

- Thuốc xổ giun tim cho chó

- Triệu chứng chó bị giun tim

- Giun tim ở mèo

- Chữa giun tim cho chó

- Vòng đời của giun tim

- Giun tròn ở chó

- Các loại giun ở chó

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm