Phát hiện sớm bệnh lê dạng trùng ở chó (Babesiosis)
10/06/2019
Thời gian đăng: 16:16:24
0 bình luận
Bệnh lê dạng trùng ở chó là một trong những bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cúa chó, thậm chí có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời. Bệnh do sinh vật đơn bào Babesia canis và Babesia gibsoni ký sinh bên trong hồng cầu chó gây ra. Bệnh có ở hầu hết các nơi kể cả đồng bằng và miền núi.
Bài viết này HappyVet sẽ chia sẻ cho người nuôi cùng quý bạn đọc tổng quan về các triệu chứng, cách phòng trị bệnh lê dạng trùng ở chó một cách an toàn và hiệu quả.
Bệnh lê dạng trùng ở chó Babesiosis do nhiều loại ký sinh trùng kích thước nhỏ bé sống ký sinh trong máu. Có 2 loại ký sinh trùng gây bệnh Babesiosis đó là: Babesia canis và Babesia gibsoni
Đơn bào Babesia canis có dạng hình quả lê, giọt nước hay hình hạt đậu, kích thước 5 - 7nm. Chúng thường tồn tại thành từng đôi, nhưng có khi có đến 8 đơn bào trong một hồng cầu.
Đơn bào Babesia gibsoni có kích thước từ 1 - 3nm thấy trong hồng cầu ở dạng vòng nhẫn đơn lẻ.
Ve Rhipicephalus động vật trung gian truyền bệnh
Ve hút máu chó bệnh
Ve chó Rhipicephalus sanguineus là trung gian truyền bệnh lê dạng trùng ở chó. Lê dạng trùng sinh sản theo hai hình thức.
Ve Rhipicephalus sanguineus hút máu chó bệnh, lê dạng trùng theo máu vào trong ve, qua quá trình phát triển sẽ trở thành bào tử. Khi ve hút máu chó khỏe sẽ truyền báo tử sang chó, bào tử xâm nhập vào hồng cầu phát triển thành lê dạng trùng gây bệnh.
Trong hồng cầu lê dạng trùng nảy chồi thành hai, sau đó phá vỡ hồng cầu thoát ra ngoài rồi nhiễm vào hồng cầu khác.
Chó nhập ngoại và chó non dưới 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh, khi mắc biểu hiện bệnh nặng hơn. Tỷ lệ chết cao tới 60 - 70%.
Vòng đời của lê dạng trùng
Lê dạng trùng ký sinh trong hồng cầu
Babesia gibsoni trong hồng cầu
Babesia canis trong hồng cầu
Triệu chứng và bệnh tích
Thể cấp tính
Chó sốt cao 39,5 - 40,5oC, sốt kéo dài 2-4 ngày.
Chó ủ rũ nằm bệt, các niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu.
Số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu tăng 10-12 nghìn/mm3.
Nước tiểu lúc đầu trắng đục sau đỏ nâu.
Do thiếu máu nên con vật khó thở, nhịp thở tăng, có hiện tượng hoàng đản da, niêm mạc.
Chó con dưới 12 tháng tuổi thường chết sau 1 tuần với biểu hiện hạ thân nhiệt, hạ huyết áp, trụy tim.
Hội chứng hoàng đản ở chó mắc lê dạng trùng
Thể mạn tính
Chó bị bệnh lê dạng trùng thể mạn tính, ăn uống bình thường nhưng mệt mỏi, gầy xơ xác, kém linh hoạt, lông rụng dần.
Chó sốt nhẹ 39 - 40oC, sau đó giảm và sốt trở lại.
Nước tiểu có màu đỏ nâu (do các tế bào hồng cầu bị phá hủy giải phóng Hemoglobin).
Nếu không điều trị kịp thời chó sẽ chết trong vòng 30 - 40 ngày vì kiệt sức và thiếu máu nặng.
Dựa vào các triệu trứng lâm sàng của chó bị bệnh lê dạng trùng để chẩn đoán, nhưng rất khó để phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác. Để chẩn đoán chính xác cần sử dụng các phương phác chẩn đoán phi lâm sàng:
Chẩn đoán tại phòng thí nghiệm: sử dụng phương pháp PCR, POCKIT iiPCR, xét nghiệm máu….
Chẩn đoán tại phòng khám: sử dụng phương pháp POCKIT iiPCR hoặc xét nghiệm máu.
Hiện nay, các trang trại nuôi chó, mèo đều đầu tư cho riêng một hệ thống POCKIT iiPCR để định kỳ chẩn đoán các bệnh thường gặp ở chó. Đây là phương pháp hiện đại, dễ sử dụng, có thể mang vác xuống trại nuôi mà mức giá lại cực kỳ hợp lý, phù hợp cho cả các trang trại lớn và trang trại nhỏ.
Tham khảo combo POCKIT chẩn đoán bệnh thú y
Phòng bệnh
Phòng bệnh lê dạng trùng ở chó, mèo cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp sau:
Không thả rông chó, mèo. Khi chó mèo mắc bệnh cần cách ly để tránh lây lan mầm bệnh ra môi trường.
Thực hiện tốt khâu nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.
Dọn chuồng hàng ngày.
Định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng nuôi, cũi nhốt chó, nơi ở của chó và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh.
Những nơi có bệnh phải định kỳ kiểm tra máu để phát hiên chó bệnh và chó mang trùng, điều trị kịp thời hạn chế lân lan.
Điều trị
Trị bệnh lê dạng trùng
Haemosporidin với liều 0.5 mg/kg thể trọng pha với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 2%, tiêm vào bắp thịt, sau 15 ngày có thể tiêm lại lần 2.
Benzydin (azidin) với liều 4 - 5mg/kg thể trọng, pha với nước muối sinh lý thu được dung dịch 5-10%, tiêm vào bắp thịt hay mạch máu. Nếu cần thiết có thể tiêm nhắc lại sau 15-20 ngày.
Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1, B12, vitamin C 5%, B-complex.
Truyền tĩnh mạch dung dịch linh lý mặn ngọt đẳng trương với liều 20-30ml/kg thể trọng cho vật bệnh.
Trong trường hợp cần thết có thể sử dụng phương pháp truyền máu cho chó bệnh.
Chống hoàng đản: có thể sử dụng một vài bài thuốc nam.
Một số bài thuốc nam chữa bệnh
Hạt ý dĩ: 50g, vỏ quả cau già (đại phúc bì): 50g. Nhân trần: 100g, chi tử: 50g. Nước sạch: 1.5l, đun sôi cô đặc còn 500ml, cho chó uống nhiều lần trong ngày.
Rau má (100g), nghệ già (50g). Thân, lá, rễ cây mã đề (100g). Nước sạch (1.5l). Đun sôi, cô đặc 500ml cho chó uống hàng ngày.
Bình luận, Hỏi đáp