Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo Toxocara

  • 23/07/2019
  • Thời gian đăng: 15:18:13
  • 0 bình luận

Bệnh giun đũa chó mèo hay còn được gọi là bệnh giun Toxocara. Bệnh do 2 loại giun đũa: Toxocara canis gây bệnh ở chó con và Toxascaris leonina gây bệnh ở chó 6 tháng tuổi trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

  • Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo là do Toxocara canis và Toxascaris leonin gây ra.
  • Toxocara canis có màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, cánh đầu của nó rộng, có môi.
  • Trong cơ thể vật chủ, giun cái trưởng thành, sau khi giao phối thường xuyên đẻ trứng. Trứng giun được đào thải ra ngoài môi trường theo phân của ký chủ, chúng có sức đề kháng mạnh với các điều kiện tự nhiên, gặp điều kiện thích hợp ấu trùng gây nhiễm được hình thành sau 5 ngày.
  • Chó, mèo nuối phải các trứng này, tới ruột non, vỏ trứng bị phá hủy, ấu trùng được giải phóng.
  • Ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo máu đi đến tim, gan, phổi, khí quản,… lên miệng rồi lại trở về ruột non phát triển thành dạng trưởng thành. Quá trình này được gọi là quá trình di hành của ấu trùng.
  • Một số ấu trùng, sau khi về phổi không đi lên miệng để trở về đường tiêu hóa mà chúng theo máu về các mô bào khác, tại đó chúng hình thành kén có khả năng gây nhiễm (chó ăn phải các kén này cũng bị mắc bệnh giun đũa).
  • Ấu trùng khi di hành có thể qua nhau thai để vào bào thai, chúng phát triển thành dạng trưởng thành trong ruột non của bào thai, vì thế mà chó con mới sinh ra đã có giun đũa.
  • Như vậy, chó nhiễm giun đũa Toxocara canis bằng 3 cách: nuốt phát trứng giun đã hình thành ấu trùng gây nhiễm; ăn phải thức ăn có kén mang ấu trùng; nhiễm từ mẹ qua nhau thai.

bệnh giun đũa chó mèo

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa ở chó mèo

  • Toxascaris leonina có màu vàng nhạt, cánh đầu hẹp, phát triển trực tiếp
  • Trứng giun ra ngoài môi trường theo phân. Ở nhiệt độ 30oC, chỉ sau 3 ngày ấu trùng gây nhiễm đã được hình thành trong trứng. Ký chủ nuốt phải trứng đã có ấu trùng gây nhiễm, trong ruột non ấu trùng trưởng thành sau 3 - 4 tuần.
  • Chó ta nhiễm giun đũa cao (29%), chó con bị nhiễm nặng hơn (chó con từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi mắc 52%).
  • Chó càng lớn tuổi, tỷ lệ nhiễm càng ít hơn, chó trên 1 năm tuổi chỉ nhiễm 12%. Chó nhập nội có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn chó nội.

Vòng đời giun đũa chó mèo

Vòng đời giun đũa chó mèo

Ấu trùng giun đũa chó mèo thoát vỏ trúng

Ấu trùng thoát vỏ trúng

Triệu chứng bệnh giun đũa chó mèo

  • Bệnh giun đũa chó mèo gây tác hại chủ yếu ở chó từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi. Trong quá trình di hành của ấu trùng gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan, sự xâm nhập của các vi sinh vật gây viêm các phủ tạng.
  • Con vật gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu. Bụng phình to, căng tròn, ruột bị co thắt áp sát vào thành bụng, đẩy thành bụng gồ lên, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt.
  • Những biểu hiện: nôn, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun, phân thải ra màu xám trắng, thối khắm, đôi khi lẫn cả giun. Độc tố giun đũa có thể tác động đến thần kinh trung ương gây run rẩy, trầm cảm, co giật nhẹ.
  • Khi bội nhiễm giun đũa gây ra tắc ruột, thủng ruột, tắc ống dẫn mật, thậm chí có thể làm chết vật nuôi. Khi mổ khám thấy ruột non viêm cata và loét.
  • Chó trưởng thành ít bị mắc giun đũa hơn, khi bị nhiễm giun đũa không biểu hiện rõ nét, chỉ gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn khan, nhưng chó mang và reo rắc mầm bệnh.

triệu chứng bệnh giun đũa chó mèo

Biểu hiện bệnh giun đũa chó

Giun theo phân chó mèo ra ngoài - bệnh giun đũa chó mèo

Giun đũa theo phân chó mèo ra ngoài

Giun đũa trong ruột non chó - Bệnh giun đũa chó mèo

Giun đũa trong ruột non chó

Cận cảnh giun đũa chó mèo

Cận cảnh giun đũa chó mèo

Chẩn đoán giun Toxocara

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo căn cứ và lứa tuổi động vật mắc bệnh, triệu chứng, tìm giun trưởng thành trong phân, xét nghiệm phân tìm trứng bằng phương pháp Fulleborn hoặc Darling.

Biện pháp phòng bệnh

  • Không thả rông chó, nếu thả chó phải đeo rọ mõm tránh cho ăn bậy.
  • Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Thu dọn phân – rác thường xuyên, xử lý theo yêu cầu vệ sinh thú y để diệt mầm bệnh.
  • Định kỳ kiểm tra phân chó nhằm phát hiện những cá thể mắc bệnh. Cách ly và điều trị triệt để chó mắc bệnh.
  • Định kỳ tẩy giun cho chó, nhất là những chó mẹ để phòng lây nhiễm cho chó con.

Định kỳ tẩy giun cho chó - bệnh giun đũa chó mèo

Định kỳ tẩy giun đũa cho chó (hình ảnh minh họa)

Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo

  • Piperazin: 0.25g/kg thể trọng, trộn thuốc vào sữa, cháo cho ăn hoặc hòa nước cho uống. Chó nhỏ hòa thuốc với nước cháo cho vào bình bú, hay cho vào bơm tiêm nhựa bơm vào miệng từng con.
  • Han – lopatol 1 viên/5kg thể trọng cho uống 1 lần.
  • Hanmectin 0.1 - 0.2ml/1kg thể trọng tiêm dưới da 1 lần.
  • Menbenvet 80-100mg/kg thể trọng, chia ra 2 phần, uống trong 2 ngày, 1 ngày uống 1 lần.
  • Levamisol 15 - 20mg/kg thể trọng uống 1 lần.
  • Tetramison 10mg/kg thể trọng, cho uống. Nếu tiêm sử dụng liều 7.5mg/kg thể trọng. Cho chó, mèo uống 1 lần sau khi ăn, lưu ý: chó mèo đang có thai ở giai đoạn cuối không được dùng thuốc này, vì thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm và cơ trơn.
  • Trong khi tẩy giun nên kết hợp dùng thuốc bổ trợ: vitamin C, vitamin B1, B-complex, truyền dung dịch nước muối sinh lý và glucose 5%.

Bệnh giun đũa chó mèo có lây không?

Bệnh giun đũa chó mèo có lây không? Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, chó mèo  là "thú cưng" tiếp xúc với con người nhiều nhất.

Con đường lây truyền giun đũa chó mèo sang người

Con đường lây truyền giun đũa chó mèo sang người

Bệnh giun đũa chó mèo ở người

Bệnh giun đũa chó mèo ở người

Trên thực tế cho thấy, bệnh giun đũa chó mèo có lây sang người, đặc biệt là trẻ em - đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do đùa nghịch với đất cát có chữa trứng giun trong phân chó. 

Khi giun đũa chó mèo đi vào cơ thể con người, chúng sẽ cư trú trong đó khoảng vài tháng cho đến vài năm gây tổn thương cơ quan nội tạng. Người bị nhiễm bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da tái lại, điều trị không dứt hẳn kèm theo một số triệu chứng như: gan to, sốt cao, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, đi ngoài ra giun, giảm thị lực. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng, vài năm. 

Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào số lượng ấu trùng bên trong gan, phổi, hệ thần kinh trung ương và mắt là bao nhiêu. Trong đó, bộ phận nội tạng và mắt dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Do đó, để phòng ngừa và tiêu diệt giun đũa, chúng ta cần phải tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, ăn chín uống sôi, giữ cho trẻ nhỏ chơi ở những nơi sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia HappyVet về bệnh giun đũa chó mèo, truy cập website HappyVet để tham khảo thêm nhiều bệnh khác trên gia cầm, gia súc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. 

=>>> Xem thêm : Bệnh giun móc ở chó mèo có lây sang người không?

Tìm kiếm liên quan:

- Phác đồ điều trị giun đũa chó mèo

- Bệnh giun đũa chó mèo nên kiêng ăn gì

- Mẹo trị giun đũa chó mèo

- Giun đũa chó và sán chó

- Thuốc điều trị bệnh sán chó

- Trị giun đũa chó bằng đông y

- Phác đồ điều trị sán chó ở người

- Thuốc đặc trị bệnh giun đũa chó mèo

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm