Bệnh dại ở chó mèo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài động vật máu nóng và con người. Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây nên. Virus tác động vào não bộ nên con vật có những biểu hiện thần kinh như: điên cuồng, lồng lôn, bại liệt rồi chết.
Dịch tễ học
Bệnh dại được biết và mô tả từ năm 2300 TCN tại Ai Cập và Hy Lạp cổ. Năm 1804 tính gây nhiễm của nước bọt chó bệnh được phát hiện. Năm 1882 tính gây nhiễm của nước bọt loài ăn cỏ và của người mắc bệnh dại được biết đến.
Bằng cách lấy nước bọt tiêm cho thỏ, Pasteur cùng học trò của mình đã phát hiện ra rằng: não của con vật mắc bệnh chứa rất nhiều virus gây bệnh, và họ đã thành công trong việc chế tạp ra vaccine phòng bệnh dại - Mở ra một kỷ nguyên mới trong việc phòng chống bệnh dại trên gia súc. Bệnh nhân đầu tiên (7/1885) được cứu sống sau khi bị chó dại cắn là Joseph Miester; sau đó 350 người đã được cứu sống bằng vaccine này (chỉ một bé gái chết vì điều trị một tháng sau khi bị chó dại cắn).
Bệnh dại xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam bệnh dại đã từng gây thiệt hại cho người chăn nuôi gia súc. Do đó, người nuôi cần phải đề cao ý thức phòng ngừa và cảnh giác với bệnh dại để giảm tỷ lệ tử vong với bệnh này.
Bệnh dại ở chó xuất hiện nhiều ở Việt Nam
Bệnh dại do một loại RNA virus giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae, Lyssavirus gây ra. Những virus dại phân lập được từ bệnh phẩm tự nhiên sẽ được gọi là "virus dại đường phố" (street virus).
- Virus dại đường phố có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Nếu đem virus này tiêm truyền nhiều lần cho thỏ, khi tiêm cho người và động vật khác sẽ không mắc bệnh dại nhưng tạo được miễn dịch, được gọi là chủng virus dại cố định (fixed virus).
- Virus dại phát triển trong tế bào thần kinh của hầu hết tất cả các loài động vật máu nóng và một số động vật máu lạnh.
- Trong điều kiện ngoại cảnh, virus dại có sức đề kháng. Ở nhiệt độ 56oC, virus bị diệt sau 30 phút, nhiệt độ 70oC, virus chết ngay.
- Các chất sát trùng như formol 1%, cresol 3% và beta-propiolactone 0.1% đều có khả năng diệt virus.
- Virus có thể tồn tại trong não động vật bị bệnh dại 10 ngày ở nhiệt độ phòng, vài tuần ở 4oC và 3 - 4 năm ở nhiệt độ âm.
- Dung dịch phenol 0.5%, bảo quản được virus trong não động vật mắc dại, cho phép gửi mẫu đi xét nghiệm không cần bảo quản lạnh.
- Trong thiên nhiên, mọi động vật máu nóng đều mắc bệnh nhất là chó, mèo. Bệnh bị mắc ở mọi lứa tuổi.
- Trong cơ thể bệnh, virus có nhiều trong các cơ quan thần kinh như não, tủy sống hay tuyến nước bọt.
- Trong tuyến nước bọt, virus có từ 3 - 17 ngày trước khi con vật phát bệnh lâm sàng.
- Mắt, giác mạc, nước tiểu, gan, lách, tuyến thượng thận, phổi có chứa virus.
Virus dại gây bệnh dại ở chó mèo
Virus dại thuộc nhóm RNA virus
Phương thức lây truyền
Phần lớn các trường hợp bệnh dại phát bệnh sau khi bị động vật mắc dại cắn, một số ít là do virus rơi vào niêm mạc hoặc vết thương hở.
Có trường hợp, bệnh dại xảy ra do hít phải không khí có virus trong hang dơi hoặc do tiếp xúc với niêm mạc.
Động vật bị động vật khác mắc bệnh dại cắn có khả năng nhiễm bệnh từ 30 - 40%. Nguyên nhân có thể giải thích như sau:
- Sự phát bệnh tùy thuộc vào vết cắn, nếu vết cắn sâu, rộng thì khả năng phát bệnh dại lớn.
- Nếu vết thương chảy máu có thể coi đó là quá trình tự rửa, đẩy virus trôi ra ngoài: khả năng mắc bệnh dại của con vật bị cắn giảm.
- Người hay vật bị cắn có lớp bao phủ (quần áo ở người, lông dày ở cừu...) sẽ thấm nước bọt, làm giảm đi lượng virus vào vết thương.
- Bị chó dại cắn nếu ngay lập tức tẩy rửa và bôi thuốc sát trùng sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh.
- Một số trường hợp khi virus vào cơ thể sẽ tiềm ẩn trong cơ thể một thời gian dài mới phát bệnh. Điều này giải thích kỷ lục ủ bệnh ở người là 7 năm sau khi bị chó dại cắn mới phát bệnh.
Phương thức lây truyền bệnh dại ở chó
Cơ chế sinh bệnh
Khi vào cơ thể Virus có tính hướng thần kinh nên sẽ xâm nhập vào thần kinh ngoại biên và di chuyển hướng tâm đến thần kinh trung ương. Tốc độ di chuyển trong của virus trong dây thần kinh là 0.5 - 1mm/giờ.
- Tại não bộ, virus theo dây thần kinh ly tâm đến các cơ quan.
- Giai đoạn đầu, số lượng virus hạn chế nên chỉ gây ảnh hưởng đến một lượng nhỏ neuron thần kinh, con vật chưa có biểu hiện dại.
- Giai đoạn sau, virus sẽ nhân lên, chúng phá hủy các tế bào thần kinh, con vật xuất hiện các triệu chứng thần kinh như điên cuồng, lồng lộn, cắn xé, rối loạn tâm lý.
- Sau đó, các neuron sẽ bị phá huy nghiêm trọng, con vật bị bại liệt rồi chết. Phần lớn, động vật chết do liệt thần kinh hô hấp.
=>> Tham khảo ngay : Cơ chế sinh bệnh parvovirus ở chó
Triệu chứng của bệnh dại
- Bệnh dại ở chó có thời gian ủ bệnh rất khác nhau từ 14 đến 90 ngày, nhưng có thể dài hơn từ 2 - 7 năm sau khi bị động vật dại cắn.
- Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào: vị trí vết cắn, độ nông sâu của vết cắn, số lượng virus xâm nhập, điều kiện ngoại cảnh... Vị trí vết cắn càng gần não và tủy sống thời gian nung bệnh càng ngắn.
- Động vật non thời gian nung bệnh gắn hơn động vật trưởng thành.
Triệu chứng chó bị dại
Bệnh dại có 2 thể: thể dại điên cuồng và thể dại bại liệt (dại câm).
+> Thể dại điên cuồng:
Chiếm từ 15 đến 20% chó bị dại (70% ở các nước nhiệt đới). Biểu hiện của chó dại lâm sàng chia làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ mở đầu
- Chó có nhiều biểu hiện lạ, thay đổi tính cách, vẻ mặt buồn rầu.
- Thỉnh thoảng sủa vu vơ hoặc cắn lên không khí (đớp ruồi), vẻ bồn chồn.
Thời kỳ kích thích
- Các phản xạ thông thường của cho bị kích thích mạnh
- Bỗng dưng đứng dậy, nhảy lên.
- Chó có phản ứng quá mức đối với âm thanh, ánh sáng.
- Con ngươi mắt mở to, dáng vẻ “trầm tư”, dễ giật mình.
- Bỏ ăn, khát nước, uống liên tục nhưng chỉ uống được rất ít.
- Chảy nước bọt nhiều như “bọt xà phòng”.
- Sau 2 - 3 ngày: mắt chó đỏ ngầu, hai tai dựng ngược, mồm há hốc ra, hàm dưới trễ hẳn xuống, nước dãi chảy thành dòng, bụng thóp lại.
- Nếu chó không bị nhốt, xích sẽ bỏ nhà đi. Trường hợp có xích buộc, chó tìm mọi cách cắn giựt xích.
- Khi lên cơn, chó cắn cả vật bất động cho đến khi gãy răng nhưng không hề phát ra tiếng kêu. Các cơn dại thường xen kẽ với cơn trầm uất, chó ngồi lặng lẽ, mặt đờ dại trông vẻ sợ sệt.
Thời kỳ bại liệt
- Con vật bị liệt các cơ, không ăn và nuốt được, nước bọt chảy ra nhiều, hàm dưới trễ hẳn xuống và chết do liệt hô hấp hoặc vì kiệt sức do sự vận động của cơn dại và không ăn uống gì.
Biểu hiện của chó dại thể điên cuồng
+> Thể dại bại liệt – Thể dại câm:
- Con vật không có các biểu hiện cuồng nộ, còn các biểu hiện khác tương tự như thể điên cuồng.
- Chó con mắc bệnh dại ở thể dại câm.
- Sau khi lên cơn dại, đa số con vật bị bệnh kéo dài 5 - 7 ngày, có khi hạn hữu chỉ 2 ngày hoặc có trường hợp 14 ngày.
- Một số trường hợp chó bị bệnh có thể khỏi (5 - 6%), virus tồn tại trong cơ thể chó sau đó một thời gian dài.
Biểu hiện của chó dại thể câm
Bệnh dại ở mèo
- Mèo ít bị dại hơn chó.
- Mèo bị bệnh biểu hiện buồn bã, tìm chỗ kín đáo để nằm, hoặc kêu luôn mồm, bứt rứt, nếu sờ vào lập tức bị cắn. Sau đó, bệnh nhanh chóng chuyển sang thế bại liệt và chết.
- Bệnh ở mèo rất nguy hiểm vì mèo rất gần gũi với người, khi cắn vết thương sâu.
Bệnh dại ở mèo hoang
Bệnh dại ở trâu bò
Trâu bò mắc bệnh hung dữ, đứng không yên, mắt nhìn trừng trừng, nước bọt chảy nhiều, húc vào bất cứ vật gì hoặc người lại gần, sau đó chuyển sang thể bại liệt và chết.
- Bệnh chủ yếu do chó dại cắn truyền sang.
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Khi mổ động vật mắc xuất hiện các đặc điểm như:
- Dạ dày không có chứa vật gì hoặc chứa vật lạ không tiêu hóa được như rơm rạ, mẩu gỗ, mẩu xương, đá...
- Niêm mạc dạ dày và ruột phù nề, xuất huyết lấm chấm.
- Xuất huyết, sung huyết não.
Bệnh tích vi thể
- Tìm thấy tiểu thể Negri ở não, đặc biệt ở vị trí sừng Amon.
Tiểu thể Negri (Negri bodies)
Sừng Amon
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
- Do tính chất nguy hiểm của bệnh dại đối với con người, yêu cầu khách quan của khoa học đòi hỏi sự chính xác. Nên có khái niệm chó nghi bệnh dại mà không đòi hỏi chính xác cho có bị bệnh dại hay không.
- Khi chó nghi bị dại cần xử lý như chó bị dại.
- Được phép khẳng định nhầm con vật bị bệnh dại nhưng không cho phép khẳng định nhầm là con vật không bị bệnh dại.
Các phương pháp chẩn đoán thường quy
Có 3 phương pháp chẩn đoán cơ bản và bắt buộc phải tiến hành đồng thời là:
- Tìm thể Negri
- Chẩn đoán huỳnh quang
- Chẩn đoán bằng phương pháp nuôi cấy virus
Kết quả 3 phương pháp bổ sung cho nhau; chỉ một phương pháp có kết quả dương tính, con vật được coi là mắc bệnh dại.
Mẫu bệnh phẩm: não, tuyến nước bọt của con vật nghi mắc bệnh.
Phương pháp chẩn đoán khác
Hiện nay có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm với đội chính xác cao như phương pháp ELISA, RT-PCR, phản ứng trung hòa. Chẩn đoán tại thực địa với kỹ thuật POCKIT iiPCR cho kết quả nhanh trong vòng 1 - 2 giờ.
Combo bộ Pockit chẩn đoán bệnh thú y
Phòng bệnh dại
Biện pháp đối với đàn chó
- Loại bỏ những mắt xích liên quan đến nhau trong quá trình phát sinh của bệnh.
- Đăng ký nuôi chó, phạt chủ chó, bắt nhốt chó thả rông.
- Tiêm phòng bệnh dại ở chó.
- Tiêu hủy những động vật nghi mắc bệnh dại, bắt nhốt hoặc giết chó vô chủ.
- Đeo rọ mõm, dây xích khi dắt cho đi dạo
Phòng bệnh bằng vaccine
- Tiêm vaccine dại định kỳ hàng năm phòng bệnh cho vật nuôi.
Tiêm phòng vaccine định kỳ cho chó
Biện pháp xử lý đối với người khi bị chó cắn
- Khi bị chó cắn, cần rửa vết thương ngay bằng xà phòng và thuốc sát trùng (ví dụ: cồn 70% và cồn iod 5%).
- Đến ngay cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng để được bác sỹ tư vấn và tiêm kháng huyết thanh, tiêm vaccine.
- Khi tiêm phòng bệnh dại ở chó cần phải lưu rằng:
- Vaccine có thể gây một số phản ứng nhẹ tại chỗ như tấy đỏ, ngứa,.. nhưng vài ngày sau các phản ứng này sẽ hết.
- Những người có cơ địa bị dị ứng, bệnh mạn tính hay bị nghiên rượu thì sau khi tiêm có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt (thường xảy ra sau mũi tiêm thứ 3 trở đi).
- Tuy nhiên, tỷ lệ người có những phản ứng phụ nói trên rất thấp. Khi có các triệu chứng nên trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phát hiện triệu chứng chó dại cắn và đi xét nghiệm
Điều trị bệnh dại ở chó mèo
Vật nuôi nghi ngờ mắc bệnh dại không được phép điều trị phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để có biện pháp xử lý. Không được tự ý bán hay chữa trị cho động vật nghi mắc dại.
Bệnh dại ở chó, mèo rất nguy hiểm, tốc độ tiển triển nhanh chóng, gây ra nhiều các chết thương tâm cho thú nuôi.
=>> XEM THÊM : Bệnh lepto ở chó- các dấu hiệu và chẩn đoán
Tìm kiếm liên quan:
- Thời gian ủ bệnh dại ở chó
- Xét nghiệm chó dại cắn ở đâu
- Phòng bệnh dại ở người
- Cách phát hiện bệnh dại
- Xét nghiệm bệnh dại
- Bệnh dại lây qua đường nào
- Chó bị dại sống được bao lâu
- Dấu hiệu chó dại
- Chó dại biểu hiện
- Biểu hiện chó bị dại
Bình luận, Hỏi đáp