Phương pháp chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản trên lợn

  • 07/06/2019
  • Thời gian đăng: 15:43:33
  • 0 bình luận

Bệnh viêm não Nhật Bản trên lợn được phát hiện lần đầu năm 1993 tại Nhật Bản với các hội chứng viêm não ở cả trên người và trên lợn. Đây là bệnh truyền lây rất nguy hiểm giữa người và động vật, trong đó muỗi là vector truyền bệnh chủ yếu. Các động vật khác như: chó, bò, gà, vịt, chim hoang dã đều có thể mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh (khỏe mang trùng).

Nguyên nhân gây bệnh

Virus viêm não Nhật Bản là một RNA virus thuộc Arbovirus nhóm B, họ Togaviridae, giống Flavirius. Virus không chịu được nhiệt, bị bất hoạt ở 56oC trong 30 phút, 70oC trong 10 phút và 100oC trong 2 phút. Nhưng ở khi đông lạnh virus có thể tồn tại hàng năm.

Các chất sát trùng thông thường có thể tiêu diệt được virus như Iodine 10%, Foocmol 1,5-2%, nước vôi 20%.

Có nhiều loại động vật nuôi, động vật hoang dã mẫn cảm với virus như: khỉ, chuột, muỗi Culex, … đây chính là ổ dịch tự nhiên của mầm bệnh cũng như là vector truyền bệnh.

Hình ảnh virus gây bệnh viêm não Nhật Bản trên heo và trên người

Hình ảnh virus gây bệnh viêm não Nhật Bản trên heo và trên người

Đặc điểm dịch tễ học

Người và lợn mẫn cảm với virus viêm não Nhật Bản nhất. Bệnh lây truyền qua đường máu với trung gian truyền bệnh là muỗi Culex (chủng Culex tritaeniorhynchus và chủng Culex vishnui).

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn với tỷ lệ mắc cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Ở nước ta, muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7). Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lây lan từ những động vật mang trùng hay lợn bệnh sang lợn khỏe.

Cơ chế gây bệnh viêm não Nhật Bản ở lợn

Quá trình biểu hiện triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản phụ thuộc vào sức đề kháng của vật chủ cảm nhiễm.

Muỗi chứa virus gây bệnh sẽ truyền vào máu của lợn, virus phát triển ở trong máu và đi khắp cơ thể. Nhờ tính hướng thần kinh, virus xâm nhập vào các tế bào thần kinh, sinh sản và phát triển nhanh ở đó. Sau khi đã đạt được mật độ cao ở các tế bào thần kinh, virus xâm nhập lần thứ 2 vào máu. Giai đoạn virus xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương, chúng có khả năng nhân lên ở các neuron, gây nên các phản ứng viêm ở các trung khu thần kinh như não, tủy sống. Lúc này, sự sản sinh kháng thể tại chỗ sẽ chống lại virus gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương, đồng thời miễn dịch tế bào sẽ thúc đẩy các triệu chứng thần kinh xuất hiện.

Sơ đồ vòng truyền lây của virus viêm não Nhật Bản trên heo và trên chim

Sơ đồ vòng truyền lây của virus viêm não Nhật Bản trên heo và trên chim

Muỗi là vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở lợn

Muỗi là vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở lợn

Các triệu chứng của bệnh

Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển mà các triệu chứng của bệnh khác nhau.

1. Lợn con và lợn thịt

Bệnh viêm não Nhật Bản trên heo có thời gian ủ bệnh từ 12 giờ cho đến vài ngày với các triệu chứng bệnh lý như sau:

  • Lợn có dấu hiệu sốt cao từ 41 - 42oC
  • Các triệu chứng đặc trưng là rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Lợn bệnh có thể phản ứng mạnh với kích thích từ môi trường, hoặc lười vận động chỉ nằm một chỗ.
  • Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, nhưng luôn có biểu hiện nôn hoặc phản xạ nôn.
  • Một trong các triệu chứng đặc trưng ở lợn là hiện tượng phù nề ở những vùng thấp của cơ thể như dưới hàm, bẹn,…

Lợn nôn và phù nề ở cổ là dấu hiệu của bệnh viêm não Nhật Bản ở lợn con và lợn thịt

Lợn nôn và phù nề ở cổ là dấu hiệu của bệnh viêm não Nhật Bản ở lợn con và lợn thịt

2. Lợn nái và lợn đực giống

  • Lợn nái bị viêm não Nhật Bản luôn có những hội chứng viêm âm đạo, viêm tử cung. Từ âm đạo chảy ra dịch mủ nhầy.
  • Ở nái mang thai, thai bị chết lưu hoặc sảy thai dẫn đến nguy cơ nái có thể tử vong do trúng độc từ sự phân hủy của thai. Ở Nhật Bản, có trường hợp bệnh viêm não đã gây sảy thai và nái bị chết tới 50 - 70%.
  • Lợn con đẻ ra từ những nái mắc bệnh cũng thường bị chết với các biểu hiện điển hình: phù thũng dưới da ở các vùng thấp, viêm não.
  • Ở lợn đực giống, khi bị bệnh viêm não Nhật Bản thường thấy viêm tinh hoàn cấp.

=> XEM NGAY => Triệu chứng của bệnh giả dại ở lợn

Bệnh tích lợn mắc viêm não Nhật Bản

Khi tiến hành mổ khám lợn mắc bệnh viêm não Nhật Bản có nhiều bệnh tích điển hình.

1. Lợn con và lợn thịt

  • Xoang ngực, xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất, thanh dịch.
  • Viêm tích thanh dịch ở não, tủy sống, các trung khu thần kinh.
  • Xuất huyết điểm lan tràn trên màng bao các cơ quan.
  • Ở lợn con chết do sảy thai hoặc đẻ ra mới chết có hiện tượng phù nề dưới da, viêm tích thanh dịch tại các trung khu thần kinh, thai chết lưu ở các giai đoạn mang thai khác nhau.

2. Ở lợn nái, nái mang thai và lợn đực giống

  • Lợn nái mắc bệnh bị viêm tử cung, sảy thai. Trong khi lợn đực giống mắc bệnh bị viêm tinh hoàn.
  • Các trung khu thần kinh như não, tủy sống có hiện tượng tích dịch phù

Lợn bị viêm tử cung khi bị nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản

Lợn bị viêm tử cung khi bị nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản

Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản trên lợn

Chẩn đoán lâm sàng chỉ dựa vào các triệu chứng bệnh tích của con vật sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh có biểu hiện tương tự như: bệnh viêm não do virus Nipah trên lợn, bệnh E.coli sưng phù đầu,… Vì các bệnh trên lợn đều có triệu chứng thần kinh, sốt, phù nề giống với bệnh viêm não Nhật Bản.

Để chẩn đoán chính xác cần sử dụng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng. Hiện nay phương pháp PCR xác định RNA của virus có trong mẫu bệnh phẩm được ứng dụng nhiều nhất do có độ chính xác cao.

Có nhiều kỹ thuật PCR khác nhau phù hợp với mục đích khác nhau.

  • Mục đích nghiên cứu: Các nhà khoa học thường sử dụng phương pháp PCR thông thường để chẩn đoán, xét nghiệm nhằm hiểu rõ bản chất và nghiên cứu đoạn RNA cần xác định.
  • Mục đích chẩn đoán nhanh: Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp POCKIT iiPCR được phát triển từ phương pháp PCR thông thường nhưng để phục vụ mục đích chẩn đoán nhanh bệnh và độ chính xác cao.

Xét nghiệm ngay tại trang trại chỉ trong vòng 3 - 5 tiếng từ khi lấy mẫu đã có kết quả lợn dương tính hay âm tính với bênh. Không cần đầu tư phòng thí nghiệm đắt tiền hay người sử dụng cần chuyên môn sâu cũng có thể tiến hành xét nghiệm bệnh nhanh chóng. Trong khi phương pháp PCR thông thường cần thời gian từ 1 đến nhiều ngày để có kết quả trả lời.

Chẩn đoán bằng POCKIT iiPCR phù hợp với các trang trại chăn nuôi, công ty vì giá thành thấp, thời gian xét nghiệm nhanh hơn so với kỹ thuật PCR thông thường. Ứng dụng POCKIT iiPCR để giám sát dịch bệnh trong trang trại, quản lý tình hình vật nuôi xuất nhập đàn hay xét nghiệm thức ăn, nguyên liệu thức ăn đem lại hiệu quả cao trong quản lý dịch bệnh.

Cũng như các kỹ thuật PCR khác không chỉ xét nghiệm được 1 bệnh mà có thể xét nghiệm nhiều bệnh khác nhau trên các loài khác nhau tùy thuộc vào bộ kit sử dụng với từng bệnh cần xét nghiệm.

Combo POCKIT iiPCR được đựng trong vali xét nghiệm bệnh viêm màng não Nhật Bản

Combo POCKIT iiPCR được đựng trong vali, dễ dàng mang đi hiện trường

=> HỆ THỐNG XÉT NGHIỆM BỆNH TRÊN LỢN XEM CHI TIẾT => TẠI ĐÂY

Cách điều trị bệnh viêm não Nhật Bản trên lợn

Bệnh viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm do có thể truyền lây sang người, tỷ lệ lợn mắc bệnh cao có thể lên đến 100% nhưng tỷ lệ chết thấp. Lợn khỏi bệnh có nhiều di chứng về thần kinh, chậm lớn và có thể vẫn mang mầm bệnh nên sẽ là ổ dịch tự nhiên nếu như không được xử lý tốt.

Khi phát hiện lợn mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cần báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để được khoanh vùng, dập dịch theo đúng quy định.

Để phòng chống bệnh viễm não Nhật Bản, người nuôi cần phải sử dụng thuốc hoặc hóa chất diệt muỗi ở nơi ở, chuồng trại chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh nhằm hạn chế muỗi sinh sôi và phát triển. 

XEM THÊM:

Tìm kiếm liên quan:

- Xét nghiệm viêm não Nhật Bản

- Di chứng viêm não Nhật Bản

- Dịch viêm não Nhật Bản

Bình luận, Hỏi đáp

D
Do thị nhung
Lợn bị viêm màng não điều trị như thế nào ở lợn con đc hơn tháng tuoi
Trả lời     02:40:10 AM 20/06/2021
0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm