Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh ILT trên gà (bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm) là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở gia cầm do một virus thuộc họ herpesvirus gây ra. Thể bệnh nặng được đặc trưng bởi hiện tượng gà khó thở, rướn cổ để thở. Bệnh không lây sang cho con người cũng như các loài động vật có vú khác.
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà được May và Tittsler mô tả năm 1925, với tên gọi viêm thanh khí quản (Laryngotracheitis).
- Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, tại những nước chăn nuôi gà công nghiệp phát triển đa phần đã khống chế được bệnh ở đàn gà đẻ do sử dụng vaccine phòng bệnh. Bệnh chỉ còn xảy ra lẻ tẻ ở những đàn gà thả vườn, gà cảnh.
- Ở Việt Nam, bệnh xảy ra khá phổ biến và còn là vấn đề nan giải trong chăn nuôi gà.
- Virus gây bệnh là một DNA virus thuộc họ Herpesviridae, subfamily alphaherpesvirinae, theo phân loại là Gallid her pesvirus.
- Virus mẫn cảm với các chất hòa tan lipid như ether và chloroform. Trong glycerol hay môi trường nước thịt thường, virus có thể tồn tại vài tháng ở nhiệt độ 4oC. Cresol 3%, kiềm 1% làm cho virus bất hoạt sau 1 phút. Các chất sát trùng nhóm Iod, nhóm halogen cũng có thể diệt virus một cách dễ dàng.
- Gà là vật chủ mẫn cảm đối với bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng các triệu chứng đặc trưng quan sát được ở gà lớn (4 -18 tháng tuổi). Virus thường nhân lên ở đường hô hấp nhưng rất ít khi nhân lên trong máu gà.
Bệnh ILT ở gà do virus gây ra
Virus xâm nhâp vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp hoặc mắt. Gà nhiễm bệnh ILT thải virus qua dịch tiết đường hô hấp, gà lành hít phải virus sẽ mắc bệnh.
Dụng cụ chăn nuôi, rác có nhiễm mầm bệnh sẽ là nguồn lây lan bệnh nên cần giữ gìn vệ sinh chuồng trại tốt, xử lý chất thải khu vực chăn nuôi đúng cách tránh lây lan mầm bệnh.
Cách thức lây truyền bệnh ILT trên gà
Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, virus sẽ nhân lên ở các tế bào biểu mô thanh quản, khí quản và màng nhày của kết mạc, các xoang hô hấp, túi khí và phổi.
Virus phá hủy mô bào, đặc biệt ở khí quản khiến cho các mô bào bị tổn thương và xuất huyết nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy virus thường xuyên có trong khí quản hoặc dịch khí quản gà bệnh trong vòng 6 - 8 ngày sau nhiễm, kéo dài đến ngày thứ 10.
Thời kỳ virus tấn công, các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc hô hấp làm cho quá trình viêm trầm trọng hơn. Do đó lớp viêm niêm dịch lúc đầu sẽ dày lên, casein hóa làm cho con vật ngày càng khó thở.
Gà khó thở nên phải rướn cổ để thở
Gà khó thở, rướn cổ, há miệng để thở
Những năm gần đây, thể bệnh nhẹ hơn xảy ra ở các đàn gà công nghiệp tại châu Âu, Úc, New Zealand và Mỹ, gà giảm tỷ lệ đẻ (10 - 40%), chảy nước mắt, viêm xuất huyết kết mạc mắt. Bệnh ILT trên gà thường khỏi sau 10 - 14 ngày, đôi khi bệnh kéo dài 1 - 4 tuần, tỷ lệ chết 20%.
==>>> Xem ngay => bệnh ib trên gà
Khí quản xuất huyết
Khí quả xuất huyết chứa dịch nhầy, phủ fibrin
Thanh quản khí quản, xuất huyết chứa fibrin
Dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích khi mổ khám với ưu điểm đơn giản nhưng nhược điểm kết quả chẩn đoán có độ tin cậy thấp, do có rất nhiều bệnh trên đường hô hấp của gà có biểu hiện tương tự với bệnh ILT trên gà.
Để chẩn đoán phân biệt bệnh ILT ở gà với các bệnh khác cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng với độ tin cậy cao:
Hệ thống thiết bị chẩn đoán trên gà
Bệnh do virus gây ra nên vẫn chưa có thuốc đặc trị, khi gà mắc bệnh nên điều trị theo hướng điều trị triệu chứng, chống vi khuẩn kế phát, tăng cường sức đề kháng cho gà.
ĐỌC THÊM >>
Tìm kiếm liên quan:
- bệnh ort trên gà
- bệnh ic trên gà
- gà bị bệnh lắc đầu
- bệnh apv trên gà
- bệnh coryza
Bình luận, Hỏi đáp