Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh IB trên gà hay còn được gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, với đặc điểm: Khó thở, thở khò khè, ho, hắt hơi. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi làm tăng tỷ lệ FCR, giảm sản lượng chất lượng trứng.
Virus họ Coronaviridae gây bệnh ib trên gà
Virus IB là một RNA virus thuộc họ Coronaviridae gồm 2 giống: Coronavirus và Torovirus. Virus IB (IBV) thuộc nhóm 3 của giống Coronavirus. Hai nhóm khác bao gồm Coronavirus ở động vật có vú, có trình tự và sắp xếp chuỗi gen khác với IBV.
Dù xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào, IBV cũng tấn công, nhân lên trong các tế bào biểu mô hô hấp làm các tế bào này bị thoái hóa, hoại tử. Virus phá hoại thành mạch quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm các tế bào lympho vào các xoang hô hấp khiến gà khó thở. Bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang có thể thấy virus gây bệnh trong nguyên sinh chất và nhân tế bào thượng bì niêm mạc mũi, phế quản, phế nang, túi khí, gan, lách. Kết quả của những biến đổi bệnh lý mô bào làm con vật chết trong thể cấp tính.
Trong thể mạn tính, ngoài tế bào niêm mạc hô hấp virus còn tác động vào tế bào cơ quan sinh dục. Vì vậy sau khi đã khỏi bệnh, con vật vẫn còn mang một số di chứng.
Thời kỳ nung bênh kéo dài từ 18 - 36 giờ, tùy thuộc vào số lượng và đường xâm nhập của virus. Khi gây nhiễm bằng phun sương dịch lỏng nguyên chất của trứng bệnh, gà có triệu chứng thở khò khè trong vòng 24 giờ. Ngoài tự nhiên, biểu hiện của bệnh thường từ 36 giờ trở lên.
Gà con có triệu chứng hô hấp rất đặc trưng: thở khó, thở khò khè, chảy nước mũi, chảy nước mắt. Gà mệt mỏi, thường nằm túm tụm lại dưới nguồn nhiệt. Gà giảm ăn và tăng trọng giảm rõ rệt. Giai đoạn sau, viêm lan sâu vào phần dưới đường hô hấp, dịch thẩm xuất tích tụ nhiều ở niêm mạc khí – phế quản làm cho con vật càng khó thở. Bênh kéo dài 2 tuần, con vật chết do ngạt thở.
Gà trên 6 tuần tuổi và chim trưởng thành cũng có các triệu chứng tương tự nhưng hiện tượng chảy nước mũi không thường gặp.
Với gà thịt thương phẩm khi mắc phải một trong những chủng virus gây bệnh ở thận có thể qua khỏi nhưng sau đó yếu ới, mệt mỏi, lông xù; phân ướt, uống nhiều nước.
Nếu giai đoạn gà đẻ bị lắng đọng urat ở thận sẽ khiến cho tỷ lệ chết tăng mặc dù bề ngoài gà vẫn biểu hiện khỏe mạnh.
Đôi với gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm, bên cạnh các triệu chứng ở đường hô hấp. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ đẻ trước và chủng virus gây bệnh. Có thể ngừng đẻ hoặc tỷ lệ đẻ giảm 10 - 50%. Sau 6-8 tuần tỷ lệ đẻ có thể trở lại như trước khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp ghi nhận không thể đạt được. Tỷ lệ trứng dị hình tăng lên (vỏ mềm, méo mó, sần sùi hoặc không có vỏ, …), tỷ lệ ấp nở giảm. Chất lượng bên trong quả trứng cũng bị giảm. Lòng trắng trứng lỏng có nhiều nước, không có ranh giới rõ ràng giữa lòng trắng đặc và lòng trắng lỏng.
Khi gà con (1 ngày tuổi) bị nhiễn virus, virus sẽ tấn công gây tổn thương ống dẫn trứng làm khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của gà giảm khi đến tuổi đẻ trứng. Kháng thể thụ động đặc hiệu (mẹ truyền) có thể bảo vệ được ống dẫn trứng không bị tổn thương khi nhiễm virus trong những ngày tuổi đầu tiên.
Tỷ lệ ốm có thể lên đến 100% nhưng tỷ lệ chết thay đổi tùy thuộc và serotyp của virus gây bệnh, tuổi gà, sức đề kháng của cơ thể, các yếu tốt stress.
Tỷ lệ chết 25% hoặc cao hơn ở gà dưới 6 tuần tuổi và thường không đáng kể ở gà trên 6 tuần tuổi.Tỷ lệ chết các trường hợp lắng đọng urat ở thân dao động từ 0.5 - 1% mỗi tuần.
Gà khó thở, rướn cổ để thở khi mắc bệnh
Trứng vỏ mỏng, lòng trắng trứng loãng
Triệu chứng bệnh IB trên gà: Trứng vỏ mỏng dễ vỡ
==> Xem ngay =>> bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà
Thận gà sưng tích urat trắng
Khí quản xuất huyết
Ống dẫn trứng bị teo
Buồng trứng bị dị dạng
Trứng mất vỏ canxi khi gà mái bị bệnh IB
Chẩn đoán lâm sàng có thể dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng bệnh tích với ưu điểm nhanh, đơn giản nhưng nhược điểm dễ sai sót, độ chính xác thấp.
Chẩn đoán phi lâm sàng:
Tùy thuộc từng tình huống, điều kiện, mục đích xét nghiệm (nghiên cứu, chẩn đoán nhanh) mà ta sử dụng phương pháp phù hợp.
HappyVet khuyến khích người nuôi nên sử dụng xét nghiệm iiPCR - Đây là phương pháp đang được các viện nghiên cứu, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng phổ biến với các ưu điểm: tiện lợi, nhanh chóng, kết quả chính xác, sử dụng ngay tại trại nuôi.
Tham khảo combo pockit iiPCR tại website happyvet.vn
Bệnh IB ở gà do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị hướng đến nâng cao sức đề kháng cho gà, chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.
Tìm kiếm liên quan:
- bệnh ib hướng thận trên gà
- bệnh ort trên gà
- vacxin ib 88
- giá vacxin ib
Bình luận, Hỏi đáp