Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bò điên (Bovine Spongiform Encephalopathy)

  • 10/06/2019
  • Thời gian đăng: 15:18:37
  • 0 bình luận

Bệnh bò điên (Bovine Spongiform Encephalopathy) xảy ra chủ yếu ở bò và có khả năng lan truyền, tác nhân gây bệnh không phải sinh vật. Bệnh gây ra do một loại protein đặc biệt được gọi là prion hay protein gây nhiễm (Proteinnaceous infectious particle).

 

Dịch tễ học

+> Bệnh bò điên có tên tiếng Anh là Bovine Spongiform Encephalopathy (BSE), tên gọi khác là bệnh não xốp ở bò, bệnh viêm não thể bọt biển ở bò, bệnh xốp não ở bò, bệnh prion.

+> Năm 1957, một bộ lạc thuộc miền núi đông bắc Guinea, xuất hiện tình trạng bệnh nhân cười liên tục không cưỡng lại được. Sau 6 - 9 tháng phát bệnh, bệnh nhân tử vong nên bệnh được gọi là bệnh cười hay bệnh kuru.

+> Daniel Gajduseck là người đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa căn bệnh cười với tập tục ăn não người thân trong nghi lễ mai táng. Ông đã gây bệnh thực nghiệm thành công khi tiêm dịch não người bệnh vào linh trưởng.

+> Sau hơn 20 năm nghiên cứu, B.Prusiner đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục chứng minh căn nguyên gây bệnh có bản chất protein và được gọi là Prion.

+> Protein Prion là sản phẩm bình thường của gen protein prion, được biểu hiện ở hầu hết tế bào động vật có vú, đặc biệt ở mô não.

+> Có 2 loại Protein Prion:

  • Loại bình thường có trong tế bào, không gây bệnh ký hiệu PrPc (c = cell).
  • Loại gây bệnh có ký hiệu PrPsc (s = scrapie).

Nguyên gây bệnh bò điên có bản chất protein và được gọi là Prion

Nguyên gây bệnh bò điên có bản chất protein và được gọi là Prion

+> Cả 2 loại prion này đề có bản chất protit, có trình tự acid amin giống nhau nhưng có cấu trúc khác nhau, thậm chí trình tự các acid amin của prion ở người, chuột, bò, cừu giống nhau đến 85% chỉ khác nhau ở cấu hình không gian.

+> Do sự giống nhau về trình tự acid amin cho phép PrPsc của loài này có thể tương tác vớ PrPsc của loài khác.

+> Trong cơ thể bình thường, prion được tạo thành bởi tế bào thần kinh và một số tế bào nhất định.

+> Khi PrPsc xâm nhập từ môi trường ngoài vào sẽ tác động làm thay đổi hình dạng PrPc bình thường thành PrPsc gây bệnh.

+> Prion nhân lên trong tế bào lympho nên có thể di chuyển trong máu, ngoài ra prion cũng có thể nhân lên trong tế bào sao hoặc tế bào thần kinh đệm.

+> Prion gây nhiễm có sức đề kháng rất cao với nhiệt độ, men phân giải protit, các hóa chất sát trùng, formol, các chất ion hóa và tia tử ngoại.

+> Để tiêu diệt mầm bệnh phải hấp ướt 134 - 138oC/18 phút; hoặc dùng thuốc sát trùng sodium hypochlorite để tác dụng qua đêm hoặc trong 1 giờ ở 20oC.

+> PrPsc gây bệnh ở bò có thể lây sang người. Mọi giống bò đều cảm nhiễm, lứa tuổi mắc bệnh từ 2-13 tuổi, nhưng thường gặp ở bò 3 - 5 năm tuổi.

+> Bệnh xảy ra quanh năm, không phụ thuộc vào tính biêt, mùa vụ, đàn bò có quy mô lớn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đàn bò có quy mô nhỏ.

Bệnh bò điên lây qua đường nào?

Bệnh bò điên không truyền lây chỉ truyền lan qua đường tiêu hóa, bò ăn phải bột thịt hoặc bột xương của loài nhai lại có chứa PrPsc sẽ mắc bệnh.

Cơ chế sinh bệnh

+> Các đột biến làm thay đổi cấu hình PrPC khiến nó ngẫu nhiên trở thành PrPsc gây bệnh.

+> Một số PrPc được hình thành hoặc xâm nhập từ ngoài vào sẽ biết đôi PrPc xung quanh thành PrPsc gây bệnh.

+> Có trường hợp PrPc biển đổi thành PrPsc một cách tình cờ mà không có đột biến.

Minh hóa quá trình biến đổi Prion ở bệnh bò điên

Minh hóa quá trình biến đổi Prion

Trường hợp bò ăn phải thức ăn nhiễm PrPsc, chúng sẽ được tế bào Lympho hấp phụ rồi đi vào trong các mô bạch huyết, mảng payer. Tại đây có các dây thần kinh, qua đó Prion có thể xâm nhập vào thần kinh trung ương, rồi tích tụ lại đó tạo thành các dạng giống tinh bột (chứa protein và polysaccarit) ở trong hoặc trên tế bào mô não, gây hủy hoại tế bào và làm cho não xốp.

Triệu chứng bò điên

+> Giai đoạn đầu bò sốt nhẹ, rất khó phát hiện. Sau đó thấy xuất hiện những rối loạn thần kinh cảm giác và vận động.

+> Con vật thay đổi tập tính, dễ bị kích thích và sợ sệt, mất bản năng sống thành bầy đàn.

+> Khi gặm cỏ sẽ tách xa đàn, chân sau yếu hay ngã.

+> Bò sữa giảm sản lượng sữa, thường đá chân khi vắt sữa, thỉnh thoảng thấy co giật và lúc lắc đầu.

+> Bò dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, âm thanh, các yếu tố cơ học.

+> Dần dần con vật gầy yếu, giảm khả năng sản xuất sữa, hung dữ, run rẩy, lao đầu vào tường, ngã lăn, cuối cùng bại liệt mà chết.

+> Bệnh tiến triển từ 7 ngày đến nhiều tháng, đa số chết sau 6 - 8 tuần.

Bò bị liệt 2 chân sau

Bò bị liệt 2 chân sau

===> Xem ngay ==> Triệu chứng lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò 

Bệnh tích

+> Bệnh tích đại thể không điển hình rất khó để chẩn đoán. Chỉ thấy sung huyết màng não.

+> Bệnh tích vi thể chủ yếu ở hành tủy. Trong tế bào thần kinh và các sợi thần kinh thấy xuất hiện các khoảng trống (không bào) nên bệnh còn được gọi là bệnh xốp não.

Lấy mẫu kiểm tra vi thể ơ hành tủy não của bệnh bò điên

Lấy mẫu kiểm tra vi thể ơ hành tủy não

Không bào hình thành trong tế bào thần kinh (xốp não)

Không bào hình thành trong tế bào thần kinh (xốp não)

Chẩn đoán

+> Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào triệu chứng lâm sàng, lịch sử đàn. Nhưng rất khó để có thể khẳng định bò mắc bệnh bò điên

+> Chẩn đoán phát hiện PrP: phát hiện protein kháng protease bệnh trong mô não. Tuy nhiên việc tìm protein này trong não chỉ tiến hành được khi con vật đã chết.

+> Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phương pháp kháng thể đơn dòng có thể phân biệt được prion bình thường và prion gây bệnh.

+> Phương pháp Western blot và ELISA cũng đang được áp dụng để chẩn đoán bệnh.

+> Phương pháp giải phẫu bệnh lý vi thể vẫn được coi là phương pháp rẻ tiền, tiện lợi và chính xác.

Phòng bệnh

+> Ở các nước có bệnh lưu hành: Cần loại bỏ thức ăn có chứa bột thịt, bột xương của loài nhai lại. Bắt buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh, cấm dùng thịt bò bệnh cho bất cứ mục đích nào.Trong quá trình giết mổ, loại bỏ toàn bộ các mô bào và tổ chức của bò có khả năng gây nhiễm: não, tủy sống, lách, amidan, tuyến ức, ruột, võng mạc, các hạch thần kinh. Các sản phẩm này sau khi loại sẽ bị tiêu hủy.

+> Ở các nước chưa có bệnh lưu hành: thành lập chương trình giám sát chặt chẽ bệnh bò điên

+> Hiện nay vẫn chưa có chế phẩm sinh học nào được sử dụng để phòng bệnh.

Điều trị

+> Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

+> Khi bò có những triệu chứng giống với bò mắc bệnh cần phải khai báo ngay với cơ quan thú y địa phương và tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

Bò mắc bệnh bò điên bị chết

Bò mắc bệnh bị chết

Tiêu hủy bò mắc bệnh bò điên

Tiêu hủy bò mắc bệnh bò điên

Bệnh bò điên cực kỳ nguy hiểm, do đó người chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh, cách ly và tiêu hủy những con bị nhiễm bệnh ra khỏi đàn. Tham khảo thêm các bệnh trên bò tại website happyvet.vn

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh kuru

- Tác nhân gây bệnh bò điên creutzfeldt jakob disease cjd

- Bệnh prion

encephalopathy là gì

- Bệnh bò điên ở mỹ

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm